DAO là gì? Tiềm năng khổng lồ của DAO trong tương lai

Mạng Internet đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, giúp cho các tổ chức phát triển xuyên biên giới. Trong tương lai, thậm chí nhiều người còn mường tượng về một tổ chức mà dù không cùng chung ngôn ngữ, cùng chung múi giờ, nhưng người ta hoàn toàn có thể thiết lập các quy tắc. Hơn thế, các cá nhân trong tổ chức đó thậm chí có thể tự đưa ra quyết định của mình mà không cần có người quản lý hay cấp trên phê duyệt.

Những tưởng chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng, thế nhưng nhờ sự phát triển của web3, một doanh nghiệp trong mơ trên nền kinh tế Defi - DAO (Decentralized Autonomous Organization - tổ chức tự trị phi tập trung) đã ra đời. Tính đến thời điểm hiện tại, DAO là một thuật ngữ khá phổ biến đối với những người dùng crypto lâu năm, tuy nhiên với nhiều người, kiến thức này vẫn vô cùng lạ lẫm và cần “khai phá”.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ DAO là gì, cách hoạt động cũng như những ưu – nhược điểm của DAO một cách vô cùng chi tiết.

DAO là gì?

Đúng như tên gọi của nó Decentralized Autonomous Organization (tổ chức tự trị phi tập trung), DAO có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người. Điều này khác hoàn toàn với bất kì tổ chức truyền thống nào như Facebook hay Google,… Bằng cách ứng dụng blockchain với những bộ quy tắc (protocols) đã được mã hóa tại các notes, DAO có thể dễ dàng hoạt động trơn tru.

Nhằm mục đích giúp người dùng có thể tham gia biểu quyết, xem xét các đề xuất và hiểu rõ được các hoạt động một cách dễ dàng, minh bạch, DAO được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ blockchain cho đến các giao thức DeFi được quản trị on-chain.

Cơ chế hoạt động của DAO

Mọi quy tắc và giao dịch tài chính của DAO đều được ghi lại trên một blockchain mà không cần đến sự hỗ trợ của một bên thứ ba nào. Đồng thời, nhờ có các hợp đồng thông minh (smart contract), các giao dịch của DAO được đơn giản hóa tối đa, bất chấp những khó khăn về mặt địa lý và thời gian. Hơn nữa, việc các hợp đồng thông minh lưu trữ quy tắc và dữ liệu của một tổ chức còn giúp ngăn chặn việc chỉnh sửa lén lút. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, blockchain sẽ lập tức ghi lại, vậy nên nó sẽ bị phát hiện ngay lập tức. Có 2 yếu tố mà bạn phải nhớ ở một DAO, đó là hoạt động giống như một công ty nhưng theo kiểu phi tập trung và không có tính phân cấp.

DAO hoạt động theo 2 loại hình chính: Token-based DAO và Share-based DAO

 

Token-Based DAO

Với Token-Based DAO, token chiếm một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Ví dụ điển hình phải kể đến blockchain như Bitcoin, Ethereum, Miner đảm bảo tính bảo mật cho mạng lưới và đổi lại nhận được phần thưởng token. Với các protocol như Maker DAO, Uniswap, Sushiswap…: Token holders có quyền biểu quyết cho các quyết định trong protocol.

Bởi bất kỳ ai cũng có thể sở hữu token, điều này giúp cho Token-Based DAO có khả năng mở rộng (scale up) rất tốt. Tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc tận dụng nguồn lực và đi đến những thống nhất chung.

Organization (Shared-based DAO)

Organization (Shared-based DAO) hiểu đơn giản là một nhóm, tổ chức có chung mục tiêu trong một lĩnh vực nhất định. Thành viên khi tham gia sẽ dùng shares (cổ phần) để biểu quyết. Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 mô hình trên là: ở Share-based DAO, không phải bất kỳ ai cũng có thể token, còn Token-Based DAO thì ngược lại. Loại hình Share-based DAO sẽ yêu cầu người tham gia đáp ứng những điều kiện nhất định nếu muốn được trở thành một phần của tổ chức.

Ví dụ điển hình phải kể đến The LAO – một VC DAO. Tại tổ chức này, những người góp vốn sẽ nhận được tỷ lệ cổ phần tương ứng với số vốn. Shareholders sẽ có quyền voting hoặc proposal dự án để các thành viên khác và nhận lại biểu quyết. Model này có ưu điểm là dễ quản lý, cộng với việc nguồn lực được tập trung, tuy nhiên lại khó để scale up. Một lưu ýt khác, đó là dù cùng lĩnh vực nhưng các DAO có thể sử dụng model khác nhau.

Ưu nhược điểm

Ưu điểm

Quyền bình đẳng: Thông thường, kế hoạch của một tổ chức chỉ được biết và quyết định bởi các nhân vật đứng đầu. Tuy nhiên với DAO, mọi thành viên đều có thể biết và biểu quyết, kết quả sẽ được thực hiện theo mong muốn của số đông.

Công khai: Mọi hành động bây giờ đều sẽ được ghi lại on-chain, chính vì vậy người tham gia không cần lo ngại về vấn đề quan hệ hay tương tác. Hạn chế va chạm sẽ tạo ra sự “sạch sẽ” trong môi trường làm việc.

Quyền bảo mật cá nhân: Bởi đặc tính ẩn danh của blockchain nói chung, cộng thêm việc tự động hóa nhờ các smart contract, DAO cho phép các nhà đầu tư gửi tiền từ mọi nơi trên thế giới bảo mật danh tính tuyệt đối.

Nhược điểm

Tính bảo mật: Hiện nay, rất nhiều blockchain bị các hackers tấn công gây nên mối lo về bảo mật. The DAO bị hack là một ví dụ điển hình.

Tính pháp lý: Có thể nói điểm này DAO được chấm bằng 0. Hiện nay, khung pháp lý dành cho DAO thật sự chưa rõ ràng, bởi vậy mang cho người tham gia nhiều rủi ro không lường trước được.

Thường bị trì hoãn: Việc phải chờ thời gian để được bỏ phiếu thông qua có thể tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho DAO. Ví dụ, khi thị trường sập, nếu không triển khai ngay lập tức các biện pháp bảo vệ mà lại được biểu quyết thì thiệt hại về tài sản sẽ là rất lớn.

Tính minh bạch: Mọi thứ đều minh bạch on-chain đồng nghĩa với việc kế hoạch phát triển được công khai hoàn toàn. Chính vì thế đối thủ cạnh tranh của bạn hoàn toàn có thể biết được hướng đi tương lai của dự án.

Ví dụ mô hình thực tế

SushiSwap

Sushi là một mô hình DAO điển hình với vai trò quyết định to lớn từ cộng đồng trong sự phát triển của dự án. Vào hồi tháng 7/2021, dự án đã đề xuất bán khoảng hơn 50 triệu token SUSHI cho VC với giá discount. Tuy nhiên đến cuối cùng, do cộng đồng không thông qua đề xuất này, SushiSwap đã tiếp tục phát triển mà không có thêm vốn.

Compound

Compound là một protocol theo hình thức DAO, quản trị công việc on-chain. Với việc cho phép token holders tham gia bỏ phiếu các đề xuất trong protocol. Compound có một kế hoạch tăng trưởng rõ ràng, tiếp tục duy trì vị thế là một trong những lending platforms hàng đầu. Ngày 15 tháng 6 năm 2020, Compound ra mắt token của mình mang tên COMP hiện đang có mức giá lên đến 105$.

Ethereum

Ethereum là một DAO với cơ chế Proof of Work. Với blockchain này, thợ mở (miner) cần thực hiện các hoạt động vận hành như khai thác khối mới, xác nhận giao dịch, đảm bảo bảo mật cho mạng lưới. Bù lại, học sẽ được hưởng hưởng fee và block reward. Cho dù hiện nay Ethereum đã nâng cấp lên 2.0 với model Proof of Stake, nguyên lý hoạt động này vẫn không thay đổi. Bên cạnh đó miner có quyền vote với những đề xuất phát triển của Ethereum (EIP).

Dự phóng cho DAO

Thị trường tiền điện tử đang ngày càng có những bước tiến lớn và tác động đáng kể đến đời sống chung của thế giới. Nhiều cơ hội đầu tư và số hóa từ Defi, SocialFi hay NFT,… đã khuyến khích sự xuất hiện của DAO, giúp cho người dùng trên toàn thế giới có thể trải nghiệm một nền kinh tế số mới dễ dàng và trong sạch hơn.

DAO hiện tại còn gặp nhiều vấn đề trong cách tổ chức và phân chia framework thích hợp để mở rộng. Dao 1.0 (mô hình hiện tại) còn khá lộn xộn, từ công việc đến lợi ích đều tương đối rối loạn. Người ta hy vọng, DAO 2.0 có thể được nâng cấp và sắp xếp gọn gàng hơn. Mọi thứ hoạt động trơn tru với nhau như model công ty truyền thống, nhưng có khả năng scale up tuyệt vời khi bất kỳ ai tham gia cũng sẽ có quyền đóng góp trong DAO.

——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *