- April 21, 2022
- Mau Bui Finance
3 VỤ SCAM TRONG GIỚI CRYPTO RÚNG ĐỘNG THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Crypto phát triển một cách nhanh chóng trong thời gian qua và ngày càng đem lại nhiều giá trị cho các nhà đầu tư. Nhiều người bắt đầu tìm kiếm và đổ tiền vào các dự án mới, mong muốn thu lợi nhuận cao. Chính bởi đó, các vụ scam (lừa đảo) trong giới tiền điện tử cũng ngày càng xảy ra phổ biến, tinh vi hơn trước.
Vậy bạn biết tới những vụ lừa đảo tiền điện tử nào? Hãy thử tìm hiểu về 3 vụ scam rúng động thế giới crypto ngay dưới đây nhé!
Scam là gì?
Scam là thuật ngữ dùng để chỉ hành vi lừa đảo qua hình thức trực tuyến nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản của người khác. Trong crypto, scam có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau và được gọi tên theo cách scam đó được thực hiện.
Một số hình thức scam dễ gặp
- Hack
Đây là hình thức dễ gặp nhất bởi tính bảo mật của không gian mạng có thể bị phá vỡ nếu gặp các hacker mũ đen “cao cấp”. Hiện nay công nghệ cao phát triển, các hacker cũng hoạt động mạnh mẽ hơn, dễ dàng đột nhập vào máy tính, di động cá nhân chiếm đoạt thông tin của người dùng.
- Giao dịch ảo
Các giao dịch trên mạng càng phổ biến thì việc lừa đảo giao dịch cũng tăng theo. Thông thường bạn có thể sẽ nhận được gmail giả mạo nhân viên ngân hàng, hoặc các sàn giao dịch báo cáo thông tin biến động bất thường về tài khoản và yêu cầu bạn cung cấp thông tin tài khoản cá nhân.
Hoặc các đối tượng có thể sử dụng các đường link chứa mã độc, khi bạn nhấn vào link có thể kích hoạt mã độc và bị mất thông tin tài khoản mà không hề hay biết.
- Tạo các dự án đầu tư ảo
Dựa vào tâm lý ham làm giàu và sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư, những “tay săn” lợi dụng nhược điểm này để tạo ra các dự án crypto ảo với mức lợi nhuận “trên trời” mà không có rủi ro. Sau đó kêu gọi đầu tư và chiếm đoạt số tiền được rót vào dự án.
Dấu hiệu nhận biết một vụ scam crypto
- Không có Blockchain và quy trình khám phá
- Giả mạo công ty đầu tư tiền điện tử
- Cam kết lợi nhuận cao mà không hề có rủi ro
- Website không có nội dung và điều khoản hoạt động
- Chiêu trò khuyến mại giảm giá cao khi nâng cao, đầu tư thêm tiền
- Không có trụ sở công ty và hotline hỗ trợ.
- Trang công ty ít người tham giá hoặc người tham không có cập nhập thông tin.
Vụ scam BitConnect
BitConnect là một nền tảng nguồn mở, có cấu trúc tiếp thị đa tầng và hứa hẹn mức lãi suất cao phi lý khoảng 1% hàng ngày. Dự án này cũng bị nghi sử dụng mô hình lừa đảo Ponzi ngay từ ngày đầu ra mắt.
Hồi tháng 1/2018, Sàn giao dịch tiền ảo vận hành ẩn danh này đã bị đóng cửa, sau khi các quản trị viên nền tảng hoàn lại khoản đầu tư của người dùng bằng đồng BitConnect (BCC) với mức giá chỉ bằng 1/500 trước đó. Tức là giá trị của BCC từng thuộc 20 đồng tiền số thành công nhất thế giới, đã tụt xuống dưới 1 USD so với mức cao gần 500 USD trước đó.
Một hồ sơ của vụ kiện cho thấy, Bitconnect được đăng ký bởi một người đàn ông tại Anh tên là Ken Fitzsimmons.
Theo hồ sơ này, Fitzsimmons nắm giữ 75% cổ phần trong công ty. Tuy nhiên tên của Fitzsimmons không xuất hiện trên trang web của Bitconnect và không ai biết thực sự người này đóng vai trò gì. Nhiều người cho rằng sự việc này là đáng ngờ, BitConnect hoạt động phi pháp tại Anh.
Các cá nhân liên quan đến BitConnect dường như đăng ký với địa chỉ và ngày sinh ảo. Và danh tính của Fitzsimmons thì vẫn tiếp tục là ẩn số. Các chuyên gia trên Twitter đã xác nhận rằng các chi tiết như tên, địa chỉ của các cá nhân này thực sự không đáng tin cậy.
Đầu năm 2021, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã kiện BitConnect và nhà sáng lập Ấn Độ Statish Kumbhira. Ngoài ra, SEC cũng kiện Glen Arcaro, người quảng bá đồng tiền này ở Mỹ và Future Money Ltd, công ty mà Arcaro thành lập để lừa mọi người tham gia chương trình cho vay của BitConnect. SEC cáo buộc BitConnect lừa các nhà đầu tư Mỹ tổng cộng 2 tỷ USD.
Vụ scam iFan và Pincoin
iFan và Pincoin được thành lập tại Việt Nam và dùng một công ty tên là Modern Tech làm đại diện. Những kẻ tạo scam này luôn nói dự án bắt nguồn từ Ấn Độ và Singapore. Nhóm lừa đảo dùng Modern Tech để tổ chức các sự kiện lớn, thu hút hàng triệu đô la tiền đầu tư chỉ trong vòng 2 tháng dưới hình thức đầu tư chủ yếu là Bitcoin và Ethereum.
Các token của iFan và Pincoin được quảng bá là giúp xây dựng cầu nối giữa ngôi sao và người hâm mộ. Mô hình này cam kết lợi nhuận 48%/tháng với khoản đầu tư ban đầu. Công ty này tuyên bố được nhiều người nổi tiếng hậu thuẫn và nói rằng nhiều người trong số đó dùng một nền tảng mạng xã hội dựa trên các token này.
Scam của iFan và Pincoin dần vỡ lở khi hình của nhiều người nổi tiếng trong tài liệu tiếp thị bị tố giác là không hề như sự thật. Họ không sử dụng hay quảng bá cho dự án và cũng không có bất kì quan hệ nào với dự án. Đồng thời tố cáo việc lạm dụng hình ảnh trái phép.
Tuy nhiên, các sáng lập viên đã biến mất khi Modern Tech thu hút được tổng cộng 660 triệu USD và nền tảng này không phản hồi với đề nghị liên lạc. Gần 32.000 người đã sập bẫy của Modern Tech.
Đội ngũ sáng lập của CELO coin
Đội ngũ sáng lập, vận hành của Celo bao gồm hàng chục cá nhân từ khắp nơi trên thế giới và từ nhiều lĩnh vực, bao gồm phát triển phần mềm, kỹ thuật blockchain, marketing, kinh doanh, tài chính và các lĩnh vực khác. Chính nền tảng kinh nghiệm sâu rộng này đã làm cho Celo trở một trong những dự án hàng đầu cần theo dõi trong không gian blockchain.
Ba người đồng sáng lập Celo là Sep Kamvar, Rene Reinsberg và Marek Olszewski. Cả ba chia sẻ trách nhiệm điều hành dự án thông qua cLabs.
Vụ lừa đảo của Plustoken
Plustoken chủ yếu liên quan tới các nhà đầu tại thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Nó được ra mắt tháng 4/2018, PlusToken là mô hình Ponzi. Các sáng lập viên PlusToken ra mắt mã token liên quan được gọi là Plus và hứa hẹn thành toán hàng tháng cho người dùng ví tiền số này.
Tổng lượng tiền số mà PlusToken thu hút có trị giá từ 2 tới 2,9 tỷ USD. Việc bán tiền số từ PlusToken được cho là nguyên nhân gây sụt giá đồng Bitcoin.
Năm 2020, Bộ Công an Trung Quốc thông báo đã bắt giữ 27 nghi phạm chính và 82 thành viên chủ chốt của PlusToken. Về sau, các trùm đường dây lừa đảo liên quan PlusToken bị phạt tù từ 2 tới 11 năm.

Cách phòng tránh gặp phải scam khi đầu tư crypto
Nghiên cứu thị trường và dự án kĩ càng
Hãy kiểm tra mọi tuyên bố về đầu tư, đặc biệt nếu chúng có vẻ quá tốt để trở thành sự thật hoặc hứa hẹn lợi nhuận khổng lồ trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, khi nhận được các cuộc gọi, gmail lạ yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản giao dịch, đừng tin tưởng bất kỳ ai liên hệ bạn theo phương thức đó. Cho dù là quan chức chính phủ, nhân viên công khai hay người lạ và yêu cầu thanh toán bằng Bitcoin hoặc cung cấp cho bạn “cơ hội đầu tư”.
Bảo mật thông tin tài khoản, thông tin cá nhân
Bất cứ khi nào có thể, hãy bật xác thực hai yếu tố trên ví và sàn giao dịch của bạn. Hơn nữa, không bao giờ cung cấp cho bất kỳ ai khóa riêng tư hoặc cụm từ hạt giống của ví và giữ thông tin đó ngoại tuyến trong ví lạnh.
Khi nhận được cảnh báo truy cập vào các trang web không uy tín, bạn cần cảnh giác và check kĩ càng mức độ an toàn khi truy cập. Ví dụ, khi cố gắng lừa đảo trực tuyến, hacker sẽ sao chép URL của một trang web hợp lệ và thay thế các chữ cái và số, chẳng hạn như “l” cho “1” hoặc “0” cho chữ “O”.
Luôn cẩn thận, cảnh giác và nâng cao nhận thức về các hình thức Scam mới
Ngoài việc nghiên cứu kiến thức về crypto, hay bảo mật thông tin, việc bạn cần là phải biết được các cách thức mà scam có thể được thực hiện, cũng như dấu hiệu của chúng. Một khi có những dấu hiệu scam trong một dự án, hãy luôn cảnh giác và định hướng đúng để tránh việc mất tiền khi đầu tư vào tiền điện tử.
——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment