- April 19, 2022
- Mau Bui Finance
5 "THUẬT NGỮ VIẾT TẮT" CẦN BIẾT KHI DẤN THÂN VÀO CRYPTO!

Lĩnh vực tiền điện tử là một ngành kinh tế mới và tương đối phức tạp. Sự phát triển chóng mặt của loại hình kinh tế này tỷ lệ thuận với mật độ từ chuyên ngành ngày một gia tăng. Việc hiểu các thuật ngữ này là một điều quan trọng với các nhà đầu tư để né tránh những mất mát tài sản không đáng có.
Nếu bạn là một nhà đầu tư chân ướt chân ráo mới bước vào thế giới Crypto, thì chắc chắn dưới đây sẽ là các thuật ngữ viết tắt mà bạn phải dắt túi hành trang kiến thức về tiền điện tử.
Bài viết dưới đây sẽ giải thích 5 thuật ngữ sau: DAO, DYOR, IDO, ICO, INO.
DAO
Định nghĩa về DAO
DAO là viết tắt của từ “Decentralized Autonomous Organization”. Nó có nghĩa là “Một tổ chức” được xây dựng dựa trên bộ quy tắc và quyền tự quyết có cấu trúc mô hình phân cấp của Blockchain.
Hệ thống giống như một khối liên kết khổng lồ mà các cá thể trong đó có thể tự biết được nhiệm vụ của mình mà không cần phải nhận nhiệm vụ hay sự cho phép của thành viên khác, giúp loại bỏ những thủ tục rườm rà và tốn kém chi phí về nhân lực.
Ví dụ điển hình của DAO
Có thể kể tới đầu tiên là Ethereum. Ethereum là một DAO với cơ chế Proof of Work, tức incentives hưởng miễn phí và block sẽ thưởng cho thợ mỏ (miner), đổi lại người đào coin cần thực hiện các hoạt động vận hành như khai thác khối mới, xác nhận giao dịch, đảm bảo bảo mật cho mạng lưới.
Với cơ chế Proof of Stake thì cho dù nâng cấp lên Ethereum 2.0, nguyên lý này vẫn không thay đổi khi các stakers sẽ là bên xác nhận giao dịch và đảm bảo bảo mật cho mạng lưới để đổi lại incentive.
Bên cạnh đó thì các quyết định của Ethereum phụ thuộc vào sự quyết định của các thành phần trong DAO do các miner có quyền vote quyết định đó.
Các lưu ý về DAO
DAO giúp cho người tham gia có thể có được giá trị quyền mà trước đây không hề nghĩ tới như: Kế hoạch của tổ chức (thường chỉ các cá nhân đứng đầu mới được quyền biết và quyết định), quyền biểu quyết các quyết định, và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân trong cùng hệ thống.
Tuy nhiên DAO cũng có những hạn chế nhất định của nó:
- Tính pháp lý: do chưa có khung pháp lý rõ ràng nên những người áp dụng DAO sẽ gặp rào cản và chịu tính pháp lý.
- Tính bảo mật: liên quan tới hợp đồng thông minh (Smart contract) một khi DAOs đã được triển khai thì rất khó có thể thay đổi. Ngoài ra bảo mật của hợp đồng thông minh cũng là vấn đề thiết yếu (điển hình là vụ The DAO hack)
- Tính riêng tư (Privacy): on-chain minh bạch đôi khi cũng không thực sự là điều tốt bởi các định hướng dự án có thể bị đối thủ cạnh tranh biết được.
- Bị trì hoãn: do các quyết định cần công khai biểu quyết nên có những vấn đề cấp bách không xử lý kịp thời mang lại hệ quả xấu. (Ví dụ trong trường hợp của Maker khi thị trường sập hồi tháng 3/2020, nếu lúc đó còn đợi để vote xong mới triển khai các biện pháp thì thiệt hại về tài sản sẽ là rất lớn).
- Quyết định tệ hại: tuy có quyền biểu quyết dân chủ, nhưng có nhiều vấn đề phức tạp mà người biểu quyết cũng không hiểu được chúng. Điều này dẫn tới nhiều quyết định được đưa ra bởi đa số những người không có kiến thức về quyết định đó.
DYOR
Định nghĩa về DYOR trong Crypto
DYOR là viết tắt của “Do Your Own Research” mang ý nghĩa là kỹ năng tự nghiên cứu. Điều quan trọng nhất để khi hoạt động trong một thị trường đầu tư, dù với cả thị trường chứng khoán hay crypto, đó chính là khả năng tìm kiếm thông tin và đánh giá thông tin nào là cần thiết và hữu ích.
Hiểu đơn giản trong thị trường tiền mã hóa, thì DYOR liên quan đến việc phân tích, đánh giá thông tin về những đồng coin trước khi đầu tư.
Trong trường hợp bạn có được nguồn thông tin sớm hơn so với người khác, tức là bạn có được lợi thế. Tuy nhiên bạn cần biết đánh giá cơ hội đó để có thể nắm bắt đúng cơ hội cho vấn đề đầu tư.
Tại sao Dyor quan trọng khi đầu tư Crypto
Shilling hay được hiểu theo ngôn ngữ quen thuộc của các nhà đầu tư là “lùa gà”. Nó dùng để chỉ cho hành động tâng bốc giá trị thực của đồng coin đang sở hữu để dẫn dụ nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm mua coin theo.Từ đó làm tăng giá trị của đồng coin lên gấp bội.
Ngoài Shilling còn có Sybil Attack tức là tấn công mạo nhận. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người cố tạo ra các khoảng giá ảo nhằm tạo ra hiệu ứng Fomo tác động lên các nhà đầu tư còn “non trẻ”.
Chính bởi các yếu tố tiêu cực đó rất dễ khiến nhà đầu tư bị “sa bẫy” nên việc tập thói quen Dyor là một điều cần thiết khi tìm hiểu đầu tư vào crypto.
Những lưu ý cần thiết về DYOR
- Chọn lọc thông tin: chỉ tham khảo thông tin từ các nguồn thông tin chính thống từ các website và trang báo điện tử uy tín. Nếu có vốn kiến thức tiếng Anh, bạn nên tham khảo các website nổi tiếng về lĩnh vực tiền mã hóa như: The Block, Dunes Analytics, Messari Glassnode,…
- Kiểm tra trang web của dự án: Một dự án có trang web không hợp pháp hoặc giao diện lỗi, sai ngữ pháp, nhiều thông tin, thuật ngữ khó hiểu… chính là lúc bạn cần cân nhắc xem dự án có tính lừa đảo hay không.
- Đọc whitepaper: Whitepaper là nội dung cốt lõi của một dự án tiền mã hóa. Whitepaper chứa đựng toàn bộ các thông tin cơ bản nhất về dự án đó từ mục tiêu, công nghệ, các tính năng nổi bật, lộ trình, đội ngũ phát triển đến tokenomics, backer… Những dự án lừa đảo thường có whitepaper sơ sài hoặc sao chép từ những dự án khác. Khi đọc Whitepaper cần chú ý tới các yếu tố Tokenomics bao gồm tổng cung, nguồn cung, tỉ lệ phân bổ, kế hoạch phân bổ, để có thể đánh giá được tính lạm phát của token trong tương lai và tính toán đầu tư.
- Đánh giá đội ngũ phát triển: Thông qua việc tìm hiểu về đội nhóm tạo lập dự án về công việc, kinh nghiệm trong lĩnh vực blockchain, có thể đánh giá được một phần về tính hiện thực hóa của dự án.
ICO
Định nghĩa về ICO
ICO là tên viết tắt của “Initial Coin Offering” (Dịch vụ Mở bán tiền điện tử ban đầu). Dễ hiểu hơn thì nó giống với hình thức kêu gọi vốn cho dự án bằng cách bán ra một lượng Token tương ứng.
Khi tiền điện tử trở lên phổ biến hơn, số lượng các startup về tiền điện tử cũng tăng theo. Những đồng tiền mới này sẽ được công bố công khai thông qua ICO.
Khi một công ty hay nhóm phát hành ra Cryptocurrency của riêng họ, họ thường tạo ra một số lượng Token nhất định và bán ra những mã Token này cho các nhà đầu tư trong nhiều đợt Crowdsale khác nhau. Chúng giống như phiên bản mã hóa của một thị trường chứng khoán IPO. Các nhà đầu tư tham gia vào ICO vì họ tin vào công ty đó, hoặc họ hy vọng rằng các mã thông báo mà họ nhận được sẽ tăng giá trị.
Tuy nhiên việc đầu tư bằng hình thức này khá rủi ro bởi vì nó không được ai đảm bảo rủi ro và không được pháp luật thừa nhận, nhà đầu tư hoàn toàn có thể bị lừa hết số vốn đã đầu tư.
Ví dụ: Dự án A cần kêu gọi 20 triệu $ thông qua hình thức ICO họ cần bán ra một lượng token tương ứng với giá trị là 20 triệu $.
ICO thường được so sánh với IPO (Initial Public Offering). Tuy nhiên, IPO thường áp dụng cho các dự án đã hoàn thiện và họ bán đi một phần cổ phần của dự án để gọi vốn.
Ví dụ về ICO
Một trong những dự án cryptocurrency thực hiện ICO sớm nhất đó là Mastercoin (hiện tại đã đổi thương hiệu thành Omni) được Crowdfunded trên diễn đàn Bitcointalk.
Mastercoin là một giao thức đầu trang của Blockchain Bitcoin cung cấp các tính năng bổ sung mà nền tảng Bitcoin cơ bản không có. ICO đã diễn ra vào giữa năm 2013. Mastercoin (MSC) đã quyên góp được hơn 5000 Bitcoin (BTC) với tốc độ 100 MSC cho mỗi BTC được gửi đến “địa chỉ Exodus” trong giai đoạn ICO.
Sau đó, dự án cryptocurrency NXT có ICO của riêng của nó trên các diễn đàn Bitcointalk, cao hơn 21 BTC (trị giá khoảng 6000 đô la sau đó). NXT đã tạo mã cryptocurrency được mã hóa từ đầu và đã triển khai hệ thống proof-of-stake hoàn toàn đầu tiên.
Dự án này đã khá thành công với các nhà đầu tư của ICO, đạt mức đỉnh cao về ‘vốn hóa thị trường’ trên 100 triệu USD, và hiện tại trên 10 triệu USD. Điều này làm cho nó trở thành một trong những ICO thành công nhất cho các nhà đầu tư.
Những lưu ý về ICO
Ưu điểm
- Chính phủ ít can thiệp
- Dễ khởi tạo và tổ chức vì ICO chỉ cần có Whitepaper
- Tính thanh khoản cao trong thời gian ngắn.
- Phù hợp cho các nhà đầu tư có vốn ít do chi phí tổ chức ICO khá thấp.
- Đội ngũ dự án có thể gây quỹ thông qua airdrop, các chương trình hướng đến cộng đồng,…
- Nhà đầu tư được toàn quyền kiểm soát tiền của mình
Nhược điểm
- ICO không phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn
- Mang tính rủi ro cao
- Tính bảo mật kém nên các hacker có thể xâm nhập và lừa đảo.
IDO
Định nghĩa về IDO
IDO là viết tắt của cụm từ Initial DeX Offerings (được hiểu là: Phát hành coin đầu tiên trên sàn DeX). Đây là một phương thức huy động vốn từ công ty hoặc nhóm phát hành nhằm khởi chạy đồng crypto mới của họ thông qua DeX – sàn giao dịch phi tập trung.
IDO được xem là “thế hệ kế nhiệm” của ICO. Tuy nhiên, không giống như ICO – tokens sẽ được bán trước khi niêm yết trên thị trường. Với IDO, tokens ngay lập tức được lưu hành trên DeX và tung ra thị trường.
IDO được thực hiện bởi chính dự án hoặc đơn vị phát hành token đó một cách độc lập, mà không phụ thuộc vào bất kỳ cá nhân, đơn vị hay tổ chức nào.
IDO có thể khởi động trực tiếp nhóm phát triển dự án trên nền tảng Blockchain. Quy trình này thông qua các giao dịch từ sản phẩm của dự án hoặc đơn vị phát hành.
Điển hình của IDO
MoonEdge là nền tảng launchpad phi tập trung đầu tiên dành riêng cho IDO trên Matic Network (Polygon). MoonEdge với mục tiêu tạo ra một nền tảng gọi vốn an toàn và công bằng cho hệ sinh thái Polygon.
MoonEdge đã triển khai hệ thống cấp và cấu trúc nhóm để đảm bảo tất cả những người tham gia giao dịch công bằng dựa trên số lượng mã thông báo được nắm giữ. Phân tích các yêu cầu và phân bổ mã thông báo cho từng nhóm.
Các lưu ý về IDO
Ưu điểm
- Dự án có thể dễ dàng tổ chức IDO vì không có các bước kiểm duyệt gắt gao như IEO
- Tính thanh khoản cao
- Tính minh bạch cao
- Chi phí thấp
Nhược điểm
- Biến động giá cao mang tính rủi ro
- Thiếu các cơ chế kiểm soát
- Thiếu tính xác thực thông tin về nhà đầu tư
- Nhiều nhà đầu tư nếu vướng vào các dự án IDO không chính thống thì hầu như không thể thu hồi số tiền đầu tư của mình.
INO
Định nghĩa về INO
INO là viết tắt của cụm từ Initial NFT Offering, hay hiểu đơn giản hơn là phát hành NFT lần đầu ra công chúng. Đây là một hình thức huy động vốn từ cộng đồng thông qua việc bán NFT.
Khi NFT trong các lĩnh vực nghệ thuật đang dần trở nên phổ biến với tất cả mọi người kể cả những người không tham gia thị trường Crypto thì khái niệm về INO cũng xuất hiện. Bên cạnh đó, NFT đang ngày càng được áp dụng vào mục đích giải trí hàng ngày bởi sự bùng nổ của xu hướng chơi game NFT phổ biến.
Ví dụ điển hình về INO
Một số nền tảng blockchain hỗ trợ INO có thể kể đến là DareNFT, NFTb, Only1,Coinlist, DuckStarter, Polkastarter, DAO Maker,…
Một số dự án đã tổ chức INO trên NFTb bạn có thể tham khảo như: Dinoland, DeFi Warrior, Tap Fantasty, DinoX,…
Các lưu ý về INO
Ưu điểm
- Giao dịch các NFT nhanh chóng
- Khả năng thu hút nhà đầu tư cao
- Thúc đẩy việc sáng tạo nội dung kỹ thuật số và phổ biến chúng rộng rãi hơn
Nhược điểm
- Còn ít hoạt động do đây là loại hình mới
- Các NFT cũng còn khuyết điểm, do đó cũng cản trở sự phát triển của INO.
——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment