TỔNG HỢP THUẬT NGỮ "SUPPLY" TRONG THỊ TRƯỜNG CRYPTO

Nhiều nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường tiền điện tử thường bắt gặp nhiều thuật ngữ gần giống nhau khiến họ bị nhầm lẫn. Trong đó, các khái niệm như Circulating Supply, Max Supply hay Total supply cũng là các khái niệm cần phải phân biệt.

Bài viết này sẽ đưa ra những phân tích cụ thể cho các nhà đầu tư về định nghĩa, công dụng cũng như các ví dụ của Max Supply, Circulating supply, Total Supply trên thị trường crypto.

Việc nắm rõ và phân biệt 3 khái niệm này sẽ giúp chúng ta có những quyết định đầu tư đúng đắn và hiệu quả khi đầu tư và lĩnh vực Crypto!

Circulating Supply

Định nghĩa, công dụng của Circulating Supply

Circulating Supply (cung lưu thông) hay còn gọi là cung lưu hành được hiểu là số lượng Coin/Token có sẵn và đang lưu thông công khai trên thị trường tại thời điểm cụ thể. Cung lưu thông là một giá trị để xác định vốn hóa thị trường (Market Cap) của crypto đó.

Nguồn cung lưu thông của tiền điện tử có thể tăng giảm theo thời gian. 

Ví dụ về Circulating Supply

Ví dụ điển hình mà các nhà đầu tư dễ thấy nhất chính là cung lưu thông của Bitcoin. Lượng cung lưu thông của Bitcoin tăng dần đến khi đặt ngưỡng cung tối đa 21 triệu coin. Sự gia tăng này là do quá trình đào coin (mining) có thể tạo ra 1 coin/ 10 phút. 

Bên cạnh đó, các sự kiện coin burn (đốt coin) giống như sự kiện Binance thực hiện có thể làm giảm lượng cung lưu hành của coin để loại bỏ vĩnh viễn đồng coin sau khi đốt khỏi thị trường.

Lưu ý cho nhà đầu tư

Circulating Supply đề cập tới nguồn coin/token mà mọi người có thể tiếp cận được, tránh nhầm lẫn với Tổng lượng cung (Total Supply) và cung tối đa (Max Supply). Mục đích của tổng cung nhằm xác định được số Coin/Token đang tồn tại trên thị trường sau khi trừ đi lượng coin bị đốt.

Theo định nghĩa thì Cung lưu thông (Circulating Supply) còn là giá trị xác định vốn hóa thị trường Crypto, thông qua công thức như sau: 

  • Vốn hóa thị trường = (Circulation) x (Giá token hiện tại)
  • Hay còn viết: Market Cap = Circulating Supply * Token Price

Ví dụ: Một loại Crypto đang lưu hành có nguồn cung lưu thông Circulating supply là 1.000.000 coin, và giá giao dịch ở mức 5 USD/Coin, thì Vốn hóa trị trường của Crypto này là 1.000.000×5. Tức vốn hóa thị trường đạt được là 5 triệu USD.

Việc xác định vốn hóa thị trường có thể được sử dụng để giúp nhận biết rủi ro tổng thể và sự ổn định của loại tiền mã hóa mà bạn đang cân nhắc đầu tư vào.

Về cơ bản, một loại tiền mã hóa có vốn hóa thị trường lớn (lớn hơn 10 tỷ USD) thường ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi những biến động đáng kể trên thị trường. Vì vậy, đây có thể là một khoản đặt cược an toàn hơn về mặt đầu tư.

Trong khi đó, một loại tiền mã hóa có vốn hóa thị trường thấp (dưới 1 tỷ USD) sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những biến động.

Max Supply

Định nghĩa, công dụng của Max Supply

Max Supply (cung tối đa) là tổng lượng Coin/Token tối đa sẽ tồn tại, gồm cả những Token sẽ được khai thác hay có sẵn trong tương lai. Điều này có nghĩa là sau khi đạt đến nguồn cung tối đa, sẽ không có bất kỳ đồng coin mới nào được khai thác, đúc hoặc sản xuất theo bất kỳ cách nào khác.

Nếu như Tổng nguồn cung (Total Supply) và Lượng cung lưu thông (Circulating Supply) có thể bị thay đổi do Mining và các sự kiện Burning, Staking hoặc một số giao thức khác thì Cung tối đa không hề bị thay đổi. Bởi vì khái niệm này cho thấy số lượng coin cao nhất có thể tồn tại của loại tiền mã hóa đó.

Ví dụ về Max Supply

Dựa theo ví dụ phía trên về lượng cung lưu thông của Bitcoin cũng chỉ ra Max Supply của Bitcoin chính là con số 21 triệu coin.

Tuy nhiên không phải tất cả các loại tiền điện tử đều có nguồn cung cấp cố định được xác định trước và một trong số đó là Ether. 

Lưu ý cho các nhà đầu tư

Khi xem xét đầu tư vào một loại tiền mã hóa, điều cần lưu ý là là phải biết được số lượng cung cấp tối đa của đồng coin/token đó. Vì trong trường hợp số lượng coin/token không giới hạn phát hành, người dùng sẽ cảm thấy giá trị của chúng bị giảm đi.

Thông thường, mỗi một dự án tiền mã hóa sẽ đặt ra nguồn cung tối đa cho đồng coin/token của mình.

Total Supply

Định nghĩa, công dụng của Total Supply

Total supply (tổng cung) được hiểu là tổng số coin/token hiện đang tồn tại bao gồm số coin/token đang được lưu thông cộng với coin/token bị khóa thông qua một số dịch vụ khác, chẳng hạn như Staking, Farming hoặc do người sáng lập hoặc nhà đầu tư ban đầu nắm giữ và bị hạn chế bán trong một khoảng thời gian, và, trừ đi lượng Coin/Token đã bị đốt cháy. Con số này ban đầu được thiết kế bởi đội ngũ phát triển dự án, phù hợp nhất với mô hình vận hành. 

Do Total Supply không bao gồm các coin/token đã bị Burn (đốt cháy) nên nếu Burn một lượng lớn coin/token, tổng nguồn cung thực sự có thể ít hơn nhiều so với tính toán ban đầu.

Tổng cung (total supply) được sử dụng để định lượng số lượng coin tồn tại, tức là số lượng coin đã được phát hành trừ đi số coin đã bị đốt. Tổng cung về cơ bản là lượng coin lưu hành và lượng coin được ký quỹ.

Ví dụ về Total Supply gồm 2 Trường hợp

TH1: Tổng cung cố định là lượng Coin/Token ban đầu được định sẵn và không thể thay đổi. Ví dụ: tổng cung ban đầu của Bitcoin là 21 triệu BTC, của Unswap là 1 tỷ UNI…

TH2: Tổng cung không cố định là lượng Coin/Token có thể thay đổi, tuỳ vào hoạt động mà dự án đưa ra, có thể chia thành các nhóm như: 

  • Tổng cung tăng dần do quá trình đào phát sinh thêm. Ví dụ: số ETH trên thị trường phụ thuộc vào hiệu suất của mạng lưới Ethereum hoạt động như thế nào, người dùng mint được CAKE khi farm trên Pancakeswap…
  • Tổng cung giảm dần do bị đốt cháy. Ví dụ: Binance Coin có tổng cung ban đầu khoảng 200 triệu BNB nhưng sau đó chỉ còn 100 triệu BNB do bị đốt.
  • Tổng cung liên tục thay đổi theo cơ chế Issue-Burn. Đa phần nằm ở các Stablecoin như Algorithmic Stablecoin như AMPL, FEI… hoặc Crypto-backed Stablecoin như VAI, DAI… hay Centralized Stablecoin như USDC, USDT…

Lưu ý cho nhà đầu tư

Khi tổng cung bằng cung lưu thông có nghĩa là không còn coin/token bị khóa. Số coin/token được phân bổ sẽ nằm trong tay các nhà đầu tư và sẵn sàng lưu hành trên thị trường.

Fully Diluted Valuation (FDV) là vốn hoá dự án, được tính bằng tổng số lượng Token đang lưu thông (cả Token chưa được mở khoá của dự án). Từ đó, chúng ta có công thức tính là: 

FDV = Total Supply * Token Price

Giá của Token hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài việc phân tích cơ bản còn phụ thuộc vào tổng cung ban đầu của đồng đó. Thử ví dụ để hiểu rõ nhé!

Dự án phát hành 10,000,000 A Token thì mỗi A Token có giá 1 USD

Dự án phát hành 10,000,000,000 A Token thì mỗi A Token chỉ còn 0,001 USD.

Lượng Token được phát hành dao động theo chữ số hàng nghìn và tỷ nên ảnh hưởng của nó lên sự tăng trưởng giá của Token hơn những yếu tố khác. 

——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment