10 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NFT GAMING (KÌ 1)

NFTs (non-fungible token) là một loại tiền kỹ thuật số được tổ chức trên blockchain mà ở đó, người dùng có thể theo dõi quyền sở hữu của một tài sản số, từ đó đề nghị chủ sở hữu bán lại NFTs cho mình.

NFT Gaming là một trong những xu hướng NFT mới, lớn nhất của năm 2022 mà bất cứ nhà phát hành game nào cũng không nên bỏ qua. Hàng loạt những ông lớn công nghệ đã nhanh chóng dấn thân vào lĩnh vực này: bao gồm Square Enix, Ubisoft, Konami, Epic, Capcom và EA. Vậy, chúng ta có thể mong đợi gì cho tương lai của Gaming NFT?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người đọc những thông tin tổng quan nhất về thị trường NFT trong thời gian tới mà bất kì ai cũng nên biết!

NFT làm gia tăng giá trị

Đầu tiên, NFTs trong Gaming được coi là một đặc tính giúp gia tăng độ thú vị và giá trị cho trải nghiệm của người chơi. Chris Clarke đến từ Kokoswap giải thích: “Trong ngành công nghiệp game, một trò chơi mà người chơi càng bỏ nhiều tiền bạc và công sức vào game, thì họ càng có thể lấy ra được nhiều, thậm chí là hơn những gì họ đã bỏ vào.”

Ví dụ cụ thể: Ubisoft đã triển khai nền tảng trò chơi NFT riêng của họ gọi là Quartz, còn NFT trong trò chơi được gọi là Digits vào cuối năm 2021 trước phản ứng dữ dội của cộng đồng fan. Thế nhưng, chương trình này sau đó vẫn phát triển mạnh mẽ. Điều quan trọng cần được nhắc đến, đó là nhờ NFTs mà người chơi game có một chợ đồ cũ dành riêng cho các vật phẩm ảo trong game. Quartz là nơi mà users sẽ có được các Digits – NFTs của Ubisoft, đồng thời có thể chơi trò chơi dưới định dạng HD với công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Việc sử dụng NFTs có nghĩa là người chơi có thể là chủ sở hữu duy nhất của vật phẩm trong game, sau đó họ hoàn toàn có khả năng chọn giao dịch, bán hoặc giữ nó một cách tự do. Ý tưởng về việc người chơi có thể kiếm tiền từ game không phải là mới, nhưng NFTs an toàn và linh hoạt hơn.

Người chơi sẽ nắm quyền kiểm soát

Như đã đề cập ở trên, thực tế ở thị trường game truyền thống, các game thủ vẫn mua bán được các mặt hàng trong trò chơi. Tuy nhiên với NFTs, người chơi nắm trong tay nhiều quyền hạn hơn nhờ các transactions trên blockchain, họ không chỉ bán được các mặt hàng này một cách chủ động, mà thậm chí kiếm được thêm lãi nhờ các giao dịch trong tương lai. Đối với những người chơi hệ buôn bán trao đổi vật phẩm lâu năm, đây được xem như “thời tới cản không kịp”.

Một ví dụ điển hình về sức mạnh của users trong game NFTs là: sự đồng đóng góp cho hành trình phát triển game cùng nhà phát hành. Cụ thể, các hoạt động như Fanart hay dự án xung quanh game là nơi cung cấp không gian cho người hâm mộ để có thể chia sẻ nội dung họ tạo ra (một bộ trang phục mới cho nhân vật game, vũ khí mới,…)

Game FIFA hay Fortnite là hai tựa game giới hạn thời gian cho skins của nhân vật game. Hai tựa game này tạo ra độ khan hiếm cho vật phẩm trong game của họ và nắm giữa toàn bộ quyền kiểm soát. Nếu như người chơi nắm giữ vật phẩm là các NFTs, điều này có nghĩa là họ hoàn toàn có thể kiểm soát thời gian bán và mở bán lại các vật phẩm game (items).

Nếu bạn bỏ bộ dụng cụ của mùa đầu tiên, không sao, vì bạn có thể mua lại chúng từ một đồng chí khác. 

Play-to-earn games lên ngôi

Sự gia tăng các trò chơi chơi để kiếm tiền, chẳng hạn như Axie Infinity đã mở đường cho thị trường game chơi-để-kiếm trong một vài năm trở lại đây. Một số người chơi thậm chí có thể kiếm sống nhờ những trò chơi như thế này. Với hơn 3 triệu người dùng đang tương tác hàng ngày trên những tựa game như Axie Infinity, tương lai dòng game này lên ngồi sẽ không còn xa. 

Nghe béo bở là thế, nhưng ngay cả các trò chơi kiếm tiền thành công như Axie Infinity vẫn tồn tại khó khăn về vấn đề điều hướng ví tiền điện tử, phí mua, chi phí ẩn,… trước khi bạn có thể bắt đầu có thu nhập từ việc chơi. Bên cạnh đó, play-to-earn cũng gặp phải một số vấn đề xung quanh sự biến động. Giá trị của các mặt hàng có thể tăng cũng như giảm. Vì thế, rất có thể số tiền người chơi bỏ vào sẽ bị thâm hụt nếu giá trị tokens trong game lao dốc. 

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận rõ, “play-to-earn” là chơi để kiếm. Không một cỗ máy kiếm tiền nào được xây dựng dưới hình dạng những một sinh vật đáng yêu, vậy nên người chơi cần tính toán và tìm hiểu kĩ về thị trường này trước khi xuống tay. Play-to-earn game cũng là một money game cần nghiên cứu kỹ lưỡng chứ không phải trò chơi giải trí thông thường. 

Tất cả là “khả năng tương tác”

Bộ sưu tập NFTs của bạn có thể được sử dụng trong nhiều hoặc tất cả các trò chơi. Nói một cách cụ thể, NFT được giữ trên một blockchain, dữ liệu và quyền sở hữu của nó được theo dõi và không thể bị “tham nhũng”. Điều này có nghĩa là nó có thể dễ dàng được chuyển qua các trò chơi khác nhau trên cùng một blockchain.

Đây sẽ là một sức mạnh của ứng dụng Quartz đến từ ông trùm Ubisoft. Đối với một nhà phát hành với nhiều tựa game hàng đầu, việc có thể “xê dịch” tất cả các NFTs của họ trong hệ sinh thái nghe thật hấp dẫn.

Câu hỏi được cộng đồng thế giới đặt ra là: Mô hình này có thể đi được bao xa? Có thực tế không khi luân chuyển một NFT giữa nhiều trò chơi khác nhau? Bên cạnh đó, câu hỏi về sáng tạo cũng dấy lên lo ngại: Sử dụng những NFTs cũ có thể cản trở sự đổi mới của ngành công nghiệp game trong tương lai?

Games thống lĩnh metaverse

Các trò chơi hỗ trợ NFT như Splinterlands hay Axie Infinity đang tiên phong cho những người muốn hưởng lợi từ công nghệ blockchains và metaverse. Các trò chơi sẽ là một phần của MetaverseNFTs sẽ là chất keo liên kết chúng để kiến tạo nên một kỷ nguyên công nghệ mới.

Trong tương lai, Metaverse sẽ thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc, chơi trò chơi video hay tương tác với nhau. Nó có khả năng sẽ mang đến nhiều khía cạnh, không gian, thậm chí là nhân cách cho người dùng. Ví dụ, bản thân Axie của bạn có thể sẽ khác với bạn trong một cuộc họp, hay ở ngoài đời thực. Điều này giống với việc: nhân dạng của bạn trên LinkedIn sẽ khác với Twitter.

Trò chơi video có thể sẽ là trung tâm của Metaverse, liên kết với thời trang, âm nhạc, nghệ thuật và sự kiện. Nhiều thương hiệu hiện đã chạy đua để tham gia vào các trò chơi ‘Metaverse’ hiện tại. Một ví dụ cụ thể là Adidas, thương hiệu đã mua đất trong Sand Box – một công ty bất động sản ảo, trong khi Gucci đã hợp tác với ROBLOX để bán các mặt hàng, và Balenciaga đã hợp tác với tựa game Fortnite để cung cấp quần áo có thể được mua trong các cửa hàng ảo. Metaverse đã sẵn sàng để hiện thân, và NFTs sẽ giúp tiến trình hình thành của vũ trụ ảo này dễ dàng và nhanh chóng hơn.

(Còn nữa)
Kì 2 đã được cập nhật!

——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment