- March 28, 2022
- Mau Bui Finance
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ STABLECOIN

Đặc tính nổi bật của crypto được biết đến là sự biến động rất lớn trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên, với niềm tin và tầm nhìn về một nền kinh tế Defi ổn định và phát triển với tính ứng dụng cao, stablecoin được xem là mảnh ghép không thể thiếu kết nối crypto space với thị trường trường tài chính truyền thống thông qua đặc tính “stable” của nó.
Nếu như trước đây, người ta chỉ biết đến đồng stablecoin của Tether là USDT với giá trị quy đổi 1:1 đô la Mỹ, thì hiện nay, thị trường đã đổi khác nhiều. USDT chỉ là một trong hàng chục đồng Stablecoin hiện có trên thị trường. Bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về định nghĩa stablecoin, công dụng và các loại đồng stablecoin phổ biến!
Stablecoin là gì?
Các đồng tiền kỹ thuật số được định giá theo sát giá của tiền pháp định hoặc các tài sản khác được gọi là Stablecoin . Ví dụ: bạn có thể mua các token được neo giá với USD, Euro, Yên, thậm chí cả vàng và dầu.
Nếu như trước đây, các nhà đầu tư không có cách nào để chốt lời hoặc tránh sự biến động mà không chuyển đổi trở lại thành tiền pháp định, thì giờ đây mọi thứ đã khác. Việc tạo ra các stablecoin đã cung cấp một giải pháp toàn diện cho cả hai vấn đề này. Ngày nay, người chơi coin có thể dễ dàng thoát khỏi sự biến động của tiền mã hóa với “nơi trú ẩn an toàn” là các loại stablecoin như BUSD hoặc USDC.
Công dụng của stablecoin là gì?
Stablecoin được xuất hiện để giải quyết vấn đề lớn nhất trong thị trường, đó chính là sự biến động (volatility). Đối với từng đối tượng, stablecoin đưa ra các giải pháp như sau:
Đối với nhà giao dịch
Stablecoin giúp họ có thể chuyển đổi tài sản sang để tránh khỏi sự biến động (volatility) của tiền điện tử mà không cần nhất thiết phải đổi sang Fiat.
Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh thêm, với tình hình lạm phát bởi địa chính trị như hiện nay, dù trú ẩn ở stablecoin thì nhà đầu tư cũng vẫn có nguy cơ “thâm hụt” ngân sách, dù tỷ lệ thâm hụt không đáng kể.
Đối với các doanh nghiệp
Các công ty hay tổ chức sẽ không thể chấp nhận thanh toán bằng 1 đồng coin với sự biến động 20 – 30% giá trị trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, dù muốn hay không thì việc thanh toán bằng crypto là khó có thể.
Lúc này, stablecoin ra đời chính là vạch nối giữa hai thị trường kinh tế truyền thống và hiện đại. Việc chuyển đổi fiat qua stablecoin và từ crypto sang stablecoin cũng dễ dàng hơn. Hiện nay, Trung Quốc cũng đang triển khai e-yuan (đồng tiền Nhân dân tệ dưới dạng tiền mã hóa) như bước đi tiên phong của bộ phận nhà nước tiến tới lĩnh vực crypto.
Ưu, nhược điểm của stablecoin là gì?
Ưu điểm
Những ưu việt mà đồng stablecoin mang lại như sau:
Stablecoin được sử dụng để thanh toán thông dụng
Do tính biến động cao, tiền mã hóa không được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng rộng rãi để xử lý thanh toán. Chính vì thế, các stablecoin lớn có chức năng giữ ổn định giá cả, khiến chúng đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng hàng ngày hơn bất cứ loại crypto nào.
Stablecoin mang những lợi ích từ blockchain
Stablecoin vẫn được thừa hưởng đầy đủ đặc tính của một đồng tiền mã hóa như tính minh bạch, thuận tiện. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể gửi stablecoin cho bất kỳ ai trên toàn cầu có ví tiền mã hóa tương thích. Những tính chất đặc biệt này đã khiến stablecoin trở thành một phương tiện thanh toán linh hoạt.
Stablecoin sử dụng để bảo vệ danh mục đầu tư
Phân bổ một tỷ lệ stablecoin nhất định vào danh mục đầu tư là một cách hiệu quả để giảm rủi ro tổng thể. Hơn thế, bất cứ nhà đầu tư nào cũng nên có sẵn stablecoin trong trường hợp cơ hội đầu tư tốt xuất hiện. Bạn cũng có thể bán tiền mã hóa để lấy stablecoin trong thời kỳ thị trường suy thoái và mua lại chúng với giá thấp hơn (tức là bán khống).
Nhược điểm
Mặc dù được ca ngợi hết lời, nhưng stablecoin vẫn có những nhược điểm nhất định nhà đầu tư nên biết!
Stablecoin không phải lúc nào cũng giữ được giá ổn định
Stablecoin cũng “có this có that”. Trong khi những dự án lớn đã có thành tích tốt và duy trì được mức giá ổn định, thì có nhiều đồng stablecoin của các dự án khi mới khởi động đã nhanh chóng rớt giá, thậm chí mất tất cả giá trị.
Thiếu minh bạch
Với các dự án crypto, thường các công ty kiểm toán tư nhân sẽ thực hiện kiểm toán, thay mặt cho các nhà phát hành stablecoin. Cho đến hiện tại, cả Tether (USDT) và USD Coin (USDC) vẫn chưa phát hành các kết quả kiểm toán công khai đầy đủ. Thực tế, hầu hết các stablecoin lớn chỉ cung cấp các chứng từ thường kỳ.
6 đồng stablecoin lớn nhất hiện nay?
Tether Stablecoin – USDT
Tether được biết đến là đồng tiền điện tử ổn định được hỗ trợ bằng Fiat. Đặc biệt, Tether được hỗ trợ bởi loại tiền tệ phổ biến nhất là USD theo tỷ lệ 1:1, nghĩa là giá trị của Tether tương đương với giá trị của USD.
Coinbase Stablecoin – USDC
USDC là Stablecoin được phát hành bởi Circle – Startup công nghệ thanh toán Peer-to-Peer thành lập vào năm 2013 và được bảo trợ bởi ngân hàng Goldman Sachs. Cũng giống như USDT, hiện tại, USDC được bảo chứng hoàn toàn bởi USD với tỷ giá 1:1.
Binance Stablecoin – BUSD
BUSD là Stablecoin được phát hành bởi Binance (hợp tác với Paxos), được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York (NYDFS) phê duyệt và quản lý. Theo thống kê trên Coingecko hiện nay, BUSD xếp vị trí thứ 13 với vốn hóa thị trường khoảng $17 tỷ.
MakerDAO – DAI
Cái tên tiếp theo là DAI. Đây là một loại tiền điện tử phi tập trung ổn định được thiết lập qua hệ thống DAI Stablecoin của Makers (MKR). DAI sử dụng giao dịch ký quỹ nhằm đáp ứng với sự thay đổi bất thường của thị trường.
TrueUSD Stablecoin – TUSD
TrueUSD (TUSD) là Stablecoin được bảo trợ bởi đồng USD trên nền tảng TrustToken của do TrueCoin – một công ty có trụ sở tại Hoa Kỳ phát hành vào năm 2017. TUSD chính thức được thành lập bởi cựu kỹ sư Google Rafael Cosman và Stephen Kade, Danny An.
Gemini Stablecoin – GUSD
Gemini Stablecoin do Gemini – sàn giao dịch Crypto uy tín tại Hoa Kỳ phát hành. GUSD được bảo chứng bởi đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1, phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20.

——————————————————-
MAU BUI VIP™️
Kênh Đầu Tư & Trading For Pros
Alerts | News | Hidden Gems | Investment